Vàng là màu sáng nhất trong dải quang phổ và thu hút sự chú ý hơn bất kì màu sắc nào. Màu vàng còn là biểu tượng của hạnh phúc và sự sáng tạo. Trong quan điểm của người phương Đông, vàng tượng trưng cho tiền tài, sự giàu có và thành đạt trong cuộc sống.
Trên thực tế có nhiều loại chất liệu được sử dụng cho đồng hồ mà trước kia chưa bao giờ sử dụng, ví dụ như:
+ Chất liệu tráng men cung cấp cho chúng ta những mẫu đồng hồ lãng mạn như Poetic Wish của Van Cleef & Arpels
+ Chất liệu xà cừ hiện nay được rất nhiều thương hiệu đồng hồ danh tiếng trên thế giới làm mặt số như Chanel, Doxa, Citizen,…
+ Chất liệu sứ Ceramic mang lại sự bóng bẩy, huyền ảo và đầy nghệ thuật
+ Chất liệu thép gỉ từ tàu Titanic được thương hiệu Romain Jerome luyện lại và xử lý để vỏ đồng hồ có được cái vẻ đẹp gỉ sét của thời gian
+ Chất liệu bụi mặt trăng được làm mặt số đồng hồ từ các thương hiệu Romain Jerome, Bulova,…
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận vàng là chất liệu thuần khiết và quý giá đối với thế giới chế tác đồng hồ. Vàng vẫn luôn có chỗ đứng cao nhất trong kỉ nguyên người ta thường sử dụng cho những chất liệu nhẹ như Carbon, Ceramic, Titanium và Zirconium.
Cùng với đồng hồ, vàng là một trong những kim loại cổ xưa nhất được con người sử dụng và chế tác. Nếu như đồng được biết tới là kim loại quan trọng trọng sự phát triển công nghiệp và xã hội nhân loại, để chế tác các công cụ sản xuất và vũ khí, thì vàng lại sở hữu vẻ đẹp thuần khiết, khả năng dễ dàng chế tác và độ quý hiếm cao.
Do có độ quý hiếm cao nên vàng được dùng để làm biểu tượng cho sự giàu sang, được những người giàu và có địa vị lựa chọn cho các món đồ trang sức. Hiển nhiên, một trong những điều khiến vàng có sức cuốn hút là khả năng tồn tại cùng thời gian. Hiện nay phần lớn vàng được sử dụng để chế tác trang sức. Trong văn hóa và truyền thống của chúng ta là biểu tượng của tình yêu, của sự thành công.
Cũng giống như một chiếc đồng hồ cơ khí, đặc tính ưu việt của vàng là khả năng tồn tại cùng thời gian. Đây là lý do giải thích tại sao vàng lại được yêu thích và sử dụng trong đồng hồ. Ban đầu chỉ có những chất liệu làm đồng hồ như đồng và thép rèn. Cùng với thời gian khi đồng hồ được tất cả mọi người đeo, vàng được lựa chọn để chế tác thành sợi xích để cố định đồng hồ.
Tay nghề của các thợ kim hoàn được bắt đầu cải thiện. Đặc biệt tại thời điểm các thợ kim hoàn lành nghề từ Pháp trốn chạy khỏi buổi hành trình tôn giáo chuyển tới sống tại Thụy Sỹ. Lúc này cũng là thời kỳ mà vỏ đồng hồ được làm bởi chất liệu mạ vàng, bạc hoặc đồng.
Lúc bấy giờ, bạc chiếm ưu thế để sử dụng làm vỏ đồng hồ cho tới thế kỷ 20. Tuy nhiên do khả năng chống bào mòn và chống chịu oxi hóa kém, bạc đã không còn được sử dụng từ thời điểm giữa thế kỷ 20.
Bắt đầu từ thế kỷ 20, những chiếc đồng hồ đeo tay xuất hiện ngày càng nhiều. Nhu cầu dành cho trang trí ngày càng trở nên quan trọng do đồng hồ lúc đó vẫn được xếp vào nhóm trang sức chứ vẫn chưa đứng độc lập như bây giờ. Các chi tiết trang trí như nạm đá quý, đính kim cương, tráng men và đặc biệt là vàng được khao khát hơn bao giờ hết đối với một chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ vàng mang lại trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. những người làm hoạt động kim doanh, đeo một chiếc đồng hồ vàng thể hiện đẳng cấp, mang lại may mắn và biểu tượng của sự thành công.