Với 20 triệu chúng ta đã có thể sở hữu được 4 chiếc đồng hồ của các thương hiệu nổ tiếng khác, nhưng với Longines lại chỉ có thể là chiếc rẻ nhất. Nhiều khách hàng đặt ra câu hỏi tại sao, và liệu có nên mua 1 chiếc đồng hồ với mức giá đắt đỏ vậy không. Vậy dây là những lý do khiến đồng hồ Longines lại có giá thàng cao đến vậy:
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Thứ nhất, Giá trị thương hiệu từ năm 1832
- 2 Thứ 2, Là thành viên trong “ Đại gia đình” Swatch
- 3 Thứ 3, sử dụng bộ máy ETA độc quyền nhà Swatch
- 4 Thứ 4, Đồng hồ cơ với thiết kế siêu mỏng
- 5 Thứ 5, Kim cương trên mặt đồng hồ là thật
- 6 Cuối cùng, Giá cả đi đôi với chất lượng
- 7 Hiểu rõ hơn về khái niệm và toàn bộ tính năng của đồng hồ điện tử
Thứ nhất, Giá trị thương hiệu từ năm 1832
Vào năm 1832, tại đô thị phát triển bật nhất thuộc huyện Jura Bernois bang Valais Thụy Sĩ, thương hiệu Longines đã chính thức ra đời. Trải qua hơn 180 năm hình thành và phát triển, hãng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực đồng hồ đeo tay.
Longines gắn liền với hàng loạt bộ sưu tập cũng như phát minh đi trước thời đại như: bộ máy Calibre đầu tiên có khả năng dao động liên tục khoảng 13.33Z với đường kính rộng 29mm, hay thiết kế đồng hồ có chức năng định hướng hàng không,…
Thương hiệu này đã đạt nhiều thành tựu lớn tại các triển lãm đồng hồ danh giá trên thế giới. Bao gồm: Anvers (1885), Paris (1889), Bruxelles (1897), Paris (1900), Milan (1906), Berne (1914), Gênes (1914), Paris (1925), Philadelphie (1926) và Barcelone (1929).
Thứ 2, Là thành viên trong “ Đại gia đình” Swatch
Nếu như Swatch được xem là đế chế đồng hồ Thụy Sỹ, nắm trong tay hàng loạt cái tên tỷ đô như Tissot, Calvin Klein, Omega,… thì Longines là thương hiệu chiến lược và là thành viên chủ chốt trong Tập đoàn này.
Swatch hướng Longines thuộc phân khúc cao cấp nên toàn bộ thiết kế, công nghệ,… và cả tài chính đều tập trung tối đa nhằm mang đến sản phẩm thật sự chất lượng dành cho người tiêu dùng.Trong khi đó, Swatch còn sở hữu thêm một nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp bộ máy ETA độc quyền nên dĩ nhiên, Longines thừa hưởng được công nghệ. Toàn bộ đồng hồ Longines đều sử dụng máy ETA.
Thứ 3, sử dụng bộ máy ETA độc quyền nhà Swatch
Như đã đề cập thì từ đồng hồ Longines giá rẻ nhất đến cao cấp đều sử dụng bộ máy ETA (kể cả quartz và automatic). Để hiểu rõ hơn về giá trị mà ETA mang lại thì chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin sau:
Trước kia, ETA là một trong những đơn vị cung ứng bộ máy lớn nhất trên toàn thế giới, các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng đều luôn muốn ký hợp đồng với nhà máy này. Sau này, ETA nhằm bảo vệ giá trị về thương hiệu và muốn độc quyền thị trường nên dừng cung ứng bộ máy. Tuy nhiên, do một số nguyên tắc nên buộc ETA cung ứng với số lượng hạn chế.
Hiện tại, ETA vẫn còn sản xuất bộ máy cho một số thương hiệu nhưng chỉ là linh kiện bán thành phẩm, không đại trà. Riêng đại gia đình Swatch thì vẫn sử dụng ETA thế hệ mới nhất.
Thứ 4, Đồng hồ cơ với thiết kế siêu mỏng
– Máy cơ có thiết kế tương đối phức tạp, lắp ráp từ nhiều linh kiện khác nhau nên đồng hồ cơ khá dày và dường như không thể nào mỏng dưới 8mm như các dòng sản phẩm đồng hồ quartz truyền thống.
– Tuy nhiên, Longines đã làm được bằng việc tung ra hàng loạt bộ sưu tập đồng hồ cơ siêu mỏng, hiếm hoi dành cho cộng đồng đam mê. Đây là sự kết hợp song song giữa công nghệ hiện đại và kinh nghiệm chế tác lâu đời.
– Nếu so sánh với những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ khác có mặt trên thị trường thì người dùng khó tìm thấy thiết kế mỏng tương tự như Longines. Dĩ nhiên, giá thành vì thế mà không hề rẻ.
–Nhờ thiết kế siêu mỏng nên đồng hồ Longines được cả nam và nữ chọn lựa
Thứ 5, Kim cương trên mặt đồng hồ là thật
– Là thương hiệu cao cấp nên đại đa số đồng hồ Longines đều được đính kim cương. Tưởng chừng chỉ nữ giới mới thích kim cương nhưng trên thực tế, các sản phẩm dành cho nam cũng bán chạy không kém.
– Tất cả là do giá trị, ý nghĩa mà kim cương mang lại. Cụ thể, kim cương mà hãng sử dụng là thật, được khai thác từ thiên nhiên. Mỗi một phiên bản bán ra đều được thông tin cụ thể về trọng lượng, thông thường sẽ trên dưới 0.05 carats
– Kim cương thiên nhiên có độ cứng cao, độ giòn thấp nên khó bị phá vỡ. Loại trang sức này có hiệu ứng ánh sáng đẹp, giữ giá theo thời gian bởi chúng mất khoảng 1-3 tỷ năm để hình thành. Trong khi trữ lượng ngày càng giảm và việc khai thác tăng cao.
– Ngoài ra, kim cương đứng đầu trong “ngũ đại bảo thạch” gồm: Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc lục bảo, Opal. Nó có năng lực tẩy uế, mang đến may mắn và gặt hái thành công cho gia chủ.
– Chính vì vậy mà người làm kinh doanh, giới thành đạt muốn sử dụng đồng hồ kim cương làm phụ kiện đeo tay cho mình. Hoặc đơn giản, loại vật liệu cao cấp ấy giúp gia tăng giá trị, mức độ sang trọng dành cho người đeo.
Cuối cùng, Giá cả đi đôi với chất lượng
– Đồng hồ Longines giá rẻ nhất hiện nay rơi vào khoảng hơn 20 triệu, bằng 4 sản phẩm khác cộng gộp. Thế nhưng, 4 sản phẩm đó đa phần đến từ Nhật nhưng với Longines thì là đồng hồ Thụy Sỹ.
– Trên thực tế, đồng hồ Thụy Sỹ chưa bao giờ rẻ do phải có chứng nhận Swiss Made (kiểm soát bởi Chính phủ). Riêng Longines sở hữu mức độ hoàn thiện cao, chất lượng vượt trội cùng nhiều vật liệu đắt tiền.
– Chính điều này đã lý giải cho việc rất nhiều thương hiệu khác tại Thụy Sỹ có giá hàng trăm đến hàng tỷ đồng. Nếu so sánh thì Longines vẫn còn nằm trong phân khúc dễ dàng chấp nhận, với nhóm khách hàng hướng đến là cận cao cấp và cao cấp.
Hiểu rõ hơn về khái niệm và toàn bộ tính năng của đồng hồ điện tử
Chiếm phần lớn thị phần đồng hồ đeo tay trên toàn thế giới, đồng hồ điện tử đã và đang trở thành phụ kiện thiết yếu dành cho mọi người. Vậy thực chất, mọi người đã hiểu đồng hồ điện tử là gì? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giới thiệu chi tiết ngay trong bài viết này.
Đồng hồ điện tử là gì?
Đồng hồ điện tử là dòng đồng hồ được vận hành bởi máy quartz (pin) hoặc năng lượng ánh sáng. Đồng hồ điện tử không dùng các hệ kim giờ – phút – giây để hiển thị thời gian mà tất cả đều được trình diễn bằng những con số trên màn hình LCD.
Đồng hồ điện tử có thể được xem là tổ tiên của smartwatch. Tuy rằng độ hiện đại không bằng smartwatch nhưng nó vẫn có những ưu điểm mà smartwatch chưa thể thay thế được. Ví dụ như: gọn nhẹ hơn, thời lượng pin cao hơn, bền bỉ hơn, kiểu dáng đa dạng hơn,….
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ
● Năm 1972, nhà hãng Pulsar lừng danh đã cho ra mắt phiên bản Hamilton Pulsar P1 (Limited Edition). Đây là chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế giới và làm tiền đề để khởi xướng nên phong trào sản xuất đồng hồ đeo tay điện tử
● Cuối năm 1972, màn hình Dynamic Scattering LCDs (Tạm dịch LCD tán xạ động), bị loại bỏ bởi chúng ngốn năng lượng và hoạt động không ổn định. Đi đầu trong phong trào này là Seiko với phiên bản Seiko 06LC sử dụng màn hình TN Field Effect ổn định hơn, tiết kiệm năng lượng.
● Năm 1976, Pulsar tiếp tục tham gia cuộc đua vào thị trường đồng hồ điện tử với dòng sản phẩm Hamilton Pulsar Calculator Watch, có thể sử dụng các phím số rất nhỏ trên mặt số đồng hồ để làm tính toán cơ bản.
● Năm 1977, thương hiệu thời trang Mỹ TI (Texas-Instruments) giới thiệu phiên bản TI Star Wars Watch, gắn liền với việc phát hành bộ phim bom tấn “Star Wars”. Đây cũng là chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên sử dụng đèn LED có giá rất rẻ, dưới 20 đô.
● Do phát hành mức giá quá rẻ nên lợi nhuận biên của công ty TI sụt giảm nghiêm trọng và khiến TI phải rời khỏi ngành đồng hồ vào năm 1980. Nhưng nhờ sự kiện này đã khiến những chiếc đồng hồ điện tử cao cấp không còn nữa, thay vào đó là cuộc đua của các thương hiệu giá rẻ bắt đầu.
● Năm 1980, Casio “nhảy” vào cuộc chiến với chiếc Casio Game-10 sử dụng màn hình LCD, vỏ nhựa với mức giá khá rẻ. Năm 1982, Seiko làm chao đảo giới công nghệ và đồng hồ khi sản xuất phiên bản Seiko TV với khả năng xem TV phát sóng trực tiếp trên màn hình LCD.
● Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, nhiều thương hiệu đã “văng” ra khỏi lĩnh vực sản xuất đồng hồ điện tử do không có chiến lược tiếp thị rõ ràng. Song, đây là cơ hội để nhiều cái tên khác đi lên.
● Cụ thể là với Orient, Tập đoàn này đã mở một trung tâm nghiên cứu với Công ty Sharp để sản xuất đồng hồ thạch anh kỹ thuật số. Riêng với Casio lại hợp tác cùng Sanyo Electric.
● Vì Casio nghiêm túc trong việc phát triển dòng đồng hồ điện tử nên trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến 1994, 2 thương hiệu mới là G-Shock (dành cho nam) và Baby-G (dành cho nữ) đã ra đời dựa trên những công nghệ vừa mới phát minh được.
5 ĐIỀU ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT CÓ TRÊN ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ SỞ HỮU THIẾT KẾ ĐẶC BIỆT
– Màu sắc: Chiếm phần lớn thị phần phụ kiện đeo tay nên đồng hồ điện tử khá đa dạng, cả về màu sắc lẫn tính năng, giá thành. Vì thế, người dùng dễ dàng chọn lựa sản phẩm ưng ý và phù hợp nhu cầu sử dụng của mình.
– Kiểu dáng: Dày hơn đồng hồ truyền thống bởi ngoài bộ máy, mặt số còn phải gắn thêm một lớp màn hình LCD để hiển thị giờ và các tính năng.
– Tính năng: Tương tự điện thoại hay máy tính, mỗi chiếc đồng hồ điện tử đều được nạp vào một chương trình với rất nhiều tính năng. Và phổ biến nhất là tính năng báo thức, đếm thời thể thao, giờ thế giới, tín hiệu thời gian,….
BỀN BỈ THEO THỜI GIAN
Có 3 yếu tố giúp đồng hồ điện tử hoạt động mạnh mẽ theo thời gian, tại nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau là: chống sốc, chống nước và tuổi thọ pin cực khủng.
– Chống sốc: Thiết kế chống lại những va đập nhờ các cảm biến hiện đại, đường nét bên ngoài gồ ghề, chất liệu cao cấp giúp phân tán lực nhanh và đều.
– Chống nước: Đa số đồng hồ điện tử đều có mức độ chống nước từ 10ATM trở lên, ngoại trừ những mẫu chuyên về thời trang nên nhà sản xuất sẽ giới hạn từ 3ATM – 5ATM.
– Tuổi thọ pin cao: Hiện tại, Casio đang nắm giữ nhiều kỷ lục về tuổi thọ Pin với rất nhiều mẫu có tuổi thọ pin lên đến 10 năm, đơn cử như Casio AE1200.
NHIỀU TÍNH NĂNG CHUYÊN NGHIỆP
Chống nước 10ATM, 20ATM: Thích hợp người yêu thích bơi lội, nhất là các vận động viên thể thao. Riêng mức chống nước 20ATM có thể tham gia lặn biển và các hoạt động sâu và lâu trong môi trường nước.
bộ đếm thời gian: Thích hợp người có sở thích với các môn thể thao mang tính tốc độ và cần độ chuẩn xác cao. Bộ đôi này sẽ hỗ trợ trong việc đo, ghi thời gian để từ đó xác định được thứ tự người về đích các vận động viên.
Đo lịch trăng, đo thủy triều: Những ai thường xuyên đi câu cá, đi bơi, tham gia các hoạt động dưới nước thì tính năng này sẽ cung cấp biểu đồ thủy triều lên, xuống một cách chính xác. Đây là cách để người dùng đảm bảo được an toàn.
Đo vận tốc (Tachymeter), đo độ cao (Altimeter): Với người thích tham gia các trò chơi mạo hiểm như leo núi, leo thác,… thì đo độ cao trên một số dòng đồng hồ điện tử là tính năng hữu ích để có thể biết giới hạn mình đến đâu và mình đã chinh phục như thế nào.
• GPS: Hệ thống bắt sóng vô tuyến, giúp đồng hồ có khả năng thu nhận dữ liệu thời gian một cách chính xác trên toàn cầu.
• Radio: Giúp tự động cài đặt thời gian đúng với vị trí hiện tại của người dùng khi đồng hồ “bắt” được sóng các vệ tinh của Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Đức.
• Bluetooth: Dùng để kết nối và đồng bộ thông tin về thời gian, âm nhạc, tính năng,… giữa đồng hồ và điện thoại thông minh một cách nhanh chóng.
• Triple G Resist: Là những công nghệ giúp chống lại các lực ly tâm, trọng lực và chống sốc,… khi đồng hồ tiếp xúc ở một độ cao nhất định.
• Và các sản phẩm có những tính năng này được xem là đồng hồ “ngành” dành cho phi công hoặc người thường xuyên di chuyển bằng máy bay. Tham khảo dòng G-Shock Gravitymaster (GA-1000)
• Giờ thế giới, Giờ kép: Phù hợp với người thường xuyên đi công tác nước ngoài hoặc muốn khám phá múi giờ của các thành phố lớn. Riêng các mẫu đồng hồ điện tử có Multi Band 6 Radio-controlled sẽ giúp đồng bộ thời gian liên tục và tự động khi tiếp nhận được sóng vô tuyến từ các trạm vệ tinh.
• Cảm biến la bàn, Thermometer (nhiệt độ), Barometer (áp suất), Altimeter (độ cao), …: Là những tính năng bổ trợ cho nhau nhằm giúp người dùng dễ dàng xác định phương hướng, nhiệt độ và áp suất cho dù ở bất kỳ đâu. Thông thường, những tính năng này thường đi kèm với tính năng đo độ cao trên đồng hồ.
••• Trong đó, Twin Sensor là bộ cảm biến có thể đo nhiệt độ, áp suất và độ cao và Triple Sensor là bộ cảm biến có thể đo được la bàn, nhiệt độ, áp suất và độ cao.
• Vậy nên, sản phẩm này phù hợp với người thích tham gia các hoạt động thám hiểm sâu trong lòng đất hoặc khi lên cao. Tất cả sẽ đảm bảo an toàn và mang đến những thông số môi trường gần như là chính xác hoàn toàn.
• Kết nối cùng điện thoại thông minh (Mobile Link): Hiện nay có một số mẫu đồng hồ điện tử G-Shock có khả năng kết nối và đồng bộ hóa dữ liệu với điện thoại thông qua ứng dụng G-SHOCK+ hoặc Bluetooth, cho cả hệ điều hành Android lẫn IOS.
• Ngoài ra, đồng hồ điện tử còn được trang bị thêm rất nhiều các tính năng nhằm phục vụ các nhu cầu cơ bản của người dùng như đèn LED, báo thức, tín hiệu thời gian hằng giờ, đồng hồ 24h, lịch tự động, ghi nhớ dữ liệu,…
PHÙ HợP VớI NHIềU ĐốI TƯợNG
Đồng hồ điện tử phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt, thiết kế tập trung nhiều hơn vào giới trẻ và thế hệ thích thể thao, đam mê, khám phá,… Bao gồm:
✔ Người mê thể thao: Do những mẫu G-Shock có khả năng chống sốc, tính năng đếm giờ chuẩn xác nên ai mê thể thao đều không thể bỏ qua dòng này.
✔ Người thích hiện đại: Với kiểu dáng trẻ trung, năng động như đồng hồ điện tử thì giới khá phù hợp cho giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên nhờ giá thành rẻ.
✔ Người chơi đồng hồ: Bao gồm cả người thích khám phá, phiêu lưu mạo hiểm hoặc yêu công nghệ nhờ hàng loạt tính năng chuyên nghiệp hỗ trợ.
✔ Người thích thời trang: Đồng hồ điện tử luôn biến cách tạo nên xu hướng thời trang và hiện tại, dòng sản phẩm này cũng là phụ kiện bổ biến trên toàn thế giới.
✔ Dành cho trẻ em: Là khách hàng nhỏ tuổi nên một số thương hiệu lớn như Casio có bộ sưu tập riêng dành cho các bé trai, bé gái là Baby-G.
GIÁ THÀNH Rẻ
– Sau khi phân khúc cao cấp đã bị thay thế bởi những mẫu rẻ tiền vào những năm 1977 thì rất may, mức giá này đã duy trì đến thời điểm hiện tại ( khoảng trên dưới 1 triệu).
– Theo đó, mức giá để sở hữu những chiếc đồng hồ điện tử hiện nay rơi vào mức trên dưới 1 triệu đồng với khá nhiều thương hiệu nổi tiếng như Casio, Seiko, Skmei, Timex,…
– So với mặt bằng chung thì chúng khá rẻ và giới trẻ tại Việt Nam dễ dàng tiếp cận. Đây là cách để được trải nghiệm đồng hồ hiệu trong phân khúc giá bình dân.
PHÂN BIỆT 2 LOẠI ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Dù có rất nhiều phiên bản, đa dạng các tính năng nhưng chung quy lại, đồng hồ điện tử chỉ bao gồm 2 loại duy nhất: đồng hồ kim số (analog-digital watch) và đồng hồ số (digital watch).Đồng hồ điện tử hiển thị số trên màn hình LCD và đồng hồ điện tử hiển thị kết hợp giữa số trên màn hình LCD và kim.
● Với digital watch: Toàn bộ các thông số về thời gian, tính năng,… đều được hiển thị thông qua màn hình LCD được tích hợp sẵn trên mặt đồng hồ. Việc di chuyển giữa các tính năng khác nhau sẽ thao tác thông qua các nút bấm 2 bên.
● Với analog-digital watch: Đồng hồ hiển thị bằng màn hình LCD kết hợp kim chỉ giờ và thiết kế này thường tập trung vào những phiên bản có các tính năng phức tạp. Đặc biệt, cả kim và số đều đồng bộ về mặt thời gian.
MộT Số THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ NỔI TIẾNG
CASIO (GIÁ TỪ 776.000 VNĐ)
– Dĩ nhiên, dẫn đầu trong danh sách này chắc chắn phải là Casio. Một thương hiệu thời trang danh tiếng hàng đầu Nhật Bản và là cái tên gắn liền với sự phát triển dòng đồng hồ điện tử trên thế giới.
– Đến nay, Casio gần như đã có mặt tại tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đơn cử như Việt Nam, Casio là dòng sản phẩm bán chạy không chỉ nhờ giá rẻ mà chất lượng, công nghệ đều được đánh giá cao.
– Đặc biệt, giá bán chỉ từ 776.000 VNĐ khiến giới trẻ mê mẩn thiết kế này hơn bao giờ hết. Đây cũng được xem là phụ kiện đeo tay “quốc dân” dành cho học sinh, sinh viên hay ngay cả dân văn phòng.
G-SHOCK (GIÁ TỪ 2 TRIỆU)
– Mặc dù thuộc sở hữu của Casio nhưng thiết kế của đồng hồ điện tử G-Shock khác biệt hẳn với đối tượng khách hàng hướng đến là nam. Mức giá để người dùng chi trả cũng chỉ dừng lại ở mức từ 2 triệu đồng trở lên.
– Ưu điểm của G-Shock là khả năng chống sốc cực kỳ mạnh mẽ, thiết kế hầm hố (nhưng vẫn có nhiều mẫu có kiểu dáng khá gọn nhẹ), hàng loạt tính năng độc đáo dành cho người chơi thể thao mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ thương hiệu nào.
– Ngoài trang bị máy quartz thì nhà sản xuất còn tung ra một số phiên bản sở hữu máy năng lượng ánh sáng. Điều này đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị hơn ở dòng đồng hồ điện tử của G-Shock.
BABY-G (GIÁ TỪ 2,5 TRIỆU)
– Là thiết kế dành riêng cho nữ và các bé nhỏ nên Baby-G có màu sắc đa dạng, ấn tượng. Và tương tự G-Shock, Baby-G cũng là bộ sưu tập bán chạy của Casio tại thị trường Việt Nam nhờ mức giá cực kỳ bình dân.
– Ngoài khả năng chống nước thì Baby-G còn được trang bị khá nhiều tiện ích đặc biệt khác. Trong đó, thiết kế bao gồm cả đồng hồ hiển thị số và đồng hồ hiển thị số kết hợp kim, nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn hơn trong cùng một phân khúc giá.
SKMEI (GIÁ TRÊN DƯỚI 1 TRIỆU)
– Thương hiệu tiếp theo cũng có giá thành khá rẻ là SKMEI, phù hợp với giới trẻ và thế hệ khách hàng là học sinh, sinh viên. Thiết kế tập trung vào kiểu dáng năng động, nhiều tính năng và đa dạng màu sắc.
TIMEX (GIÁ TRÊN DƯỚI 1 TRIỆU)
– Những ai yêu thích dòng đồng hồ điện tử thì có thể cân nhắc giữa Timex với nhiều thương hiệu khác vì Timex cũng là cái tên được đánh giá cao, chất lượng tốt và dĩ nhiên, giá thành luôn phù hợp với mọi đối tượng người chơi.
tiết lộ 5 điểm đặt biệt của đồng hồ mặt xà cừ từ các chuyên gia
Sức hấp dẫn của đồng hồ mặt xà cừ đến từ đâu? Là bởi hiệu ứng óng ánh diệu kỳ dưới ánh sáng hay chỉ đơn giản là trông chúng “mãn nhãn”? Hãy xem các chuyên gia tiết lộ 5 điều đặc biệt có trên đồng hồ xà cừ, hé lộ thứ ẩn giấu đằng sau vẻ đẹp kỳ ảo của chúng.
Đồng hồ xà cừ là gì?
Đồng hồ xà cừ là loại đồng hồ được khảm/cẩn xà cừ vào vị trí nào đó, và vị trí đó thường là mặt số, nơi có diện tích đủ rộng để thấy được vẻ đẹp của lớp xà cừ. Bởi thế, đồng hồ xà cừ hay được hiểu là đồng hồ mặt xà cừ.
Đó là phần vỏ có màu óng ánh tách từ vỏ của các loài thân mềm sinh ra ngọc như trai, ốc xà cừ, bào ngư… Cũng vì thế, trong tiếng Anh, người ta gọi xà cừ là “mother of pearl”, nghĩa là “mẹ của ngọc”.
Và hiển nhiên, vẻ đẹp đó không hề đơn giản “chỉ là đẹp”, đằng sau đó là cả một bầu trời những sự thật thú vị được hé lộ dần qua các phần sau:
THứ NHấT,KHÔNG BAO GIỜ TRÙNG LẶP
✦ Xà cừ là một loại khoáng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, chủ yếu được tạo thành bởi tinh thể aragonit và polymer sinh học (chitin, lustrin, silk-like proteins…), các thành phần của xà cừ sắp xếp và phân tán không quá đồng đều, có nhiều sự ngẫu nhiên.
✦ Chính điều này đã dẫn đến việc màu sắc và vân xà cừ không nơi nào giống nơi nào cho dù là khai thác trên cùng một con ốc/trai. Từ đó, mỗi chiếc đồng hồ xà cừ là độc nhất vô nhị, trừ chủ nhân thì người khác chẳng tài nào có được.
THứ 2,MÀU SẮC THAY ĐỔI THEO GÓC NHÌN
✦ Xà cừ luôn luôn có rất nhiều màu sắc, cho dù là xà cừ trắng, xà cừ xanh, xà cừ đen, xà cừ hồng,… Mỗi màu sắc sẽ được nhìn thấy rõ nét ở các góc nhìn khác nhau do độ dày của thành phần cấu tạo aragonit và các bước sóng ánh sáng.
✦ Sự khác nhau của màu sắc ở các góc độ cũng là một nguyên nhân khiến xà cừ có bề ngoài óng ánh dưới mắt người. Dĩ nhiên, màu sắc được nhìn thấy ở nhiều góc độ nhất sẽ là màu chính của xà cừ, thường đến từ loài nhuyễn thể hoặc do con người tạo ra.
✦ Những màu sắc chủ đạo “tự nhiên” xà cừ phổ biến theo thứ tự đó là: trắng, đen, nâu, xám, đỏ, hồng, đồng, bạc, vàng, xanh lá cây, hoặc dải hỗn hợp. Các màu phụ thường là: xanh lá, hồng, vàng, xanh dương, bạc.
THứ 3,ĐẾN TỪ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
✦ Bạn có biết rằng để tách được lớp xà cừ dùng để trang trí cho các loại vật dụng như đồng hồ, tranh gỗ, rương bảo vật, chuôi kiếm,… phải mất rất nhiều thời gian để chọn lọc, cắt gọt thủ công, mài dũa từ các mảnh vỏ trai ốc?
✦ Trong sản xuất xà cừ trên toàn thế giới, để có được mảnh xà cừ chất lượng cao, người ta phải thẩm định cẩn thận từng mảnh vỏ, phân loại theo nhiều yếu tố như màu sắc, hình dạng, giống loài, yêu cầu kích thước.
✦ Do hình dạng không phẳng của vỏ các loài thân mềm, lớp xà cừ không thể được tách trực tiếp bằng máy móc mà phải trải qua giai đoạn cắt bỏ và mài đi lớp vỏ thừa bằng tay (với sự hỗ trợ của máy mài, máy cưa).
✦ Các mảnh vỏ đã mài tương đối phẳng sẽ được cắt bằng máy CNC để tách lớp xà cừ, hầu hết các bước đều mất rất nhiều thời gian và hao tốn nhân lực. Đến cuối cùng, khi được khảm vào mặt số đồng hồ, tranh treo thường thì người thợ cũng phải thật cẩn thận và khéo léo, đơn giản bởi vì phần xà cừ đã tách ra rất mỏng manh.
THứ 4,BIỂU TƯỢNG CỦA QUYỀN LỰC
✦ Hẳn bạn sẽ không xạ lạ gì với những đồ vật phong thủy, đồ gỗ được cẩn xà cừ, đặc biệt là đồ cổ, trang sức cổ, vật ngự dụng. Điều này bắt nguồn từ việc người xưa quan niệm rằng xà cừ có khả năng thu hút may mắn, mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ.
✦ Tuy nhiên, chế tác xà cừ không dễ và cũng mất rất nhiều thời gian công sức, bởi thế, từ xưa đến nay, thường chỉ có những bậc vương giả hoặc giới quý tộc mới có khả năng sử dụng. Điều đó có thể thấy qua một số ví dụ:
–Ở Việt Nam, dưới thời Lý, Trần, Lê, Mạc sản phẩm mỹ nghệ xà cừ chỉ dành riêng cho vua quan xử dụng, làm tặng phẩm ngoại giao hay xuất khẩu.
–Ở Trung Quốc, khi các Hoàng đế nhà Minh cai trị, xà cừ được sử dụng cho tất cả mọi thứ từ đồ nội thất, trang sức và quần áo cho giới thượng lưu.
–Ở Thổ Nhĩ Kỳ, xà cừ cùng với đồi mồi, đá quý được dùng để trang trí ngai vàng cho vua Ahmed III của Đế quốc Ottoman
VÀ MANG LẠI SỰ BÌNH TĨNH VÀ THƯ GIÃN
✦ Trong nền văn hóa Đông Tây, xà cừ là hiện thân của báu vật từ sâu dưới lòng đại dương, chúng có nguồn năng lượng chữa lành dịu dàng của biển cả, giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng và lo lắng trong mối quan hệ.
✦ Chính bởi tác dụng này, xà cừ sẽ khiến bạn dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của đối tác kinh doanh, với người thân và bạn bè, từ đó, việc ra quyết định của bạn sẽ rõ ràng và quyết đoán hơn, ít đi sự bối rối, do dự hay thiếu bình tĩnh.
Nên mua đồng hồ cơ hay đồng hồ điện tử?
Nếu bạn đang cân nhắc giữa việc chọn mua 1 chiếc đồng hồ cơ hay chiếc đồng hồ điện tử thì đây là bài viết bạn nên đọc.
Điểm khác biệt giữa đồng hồ cơ và điện tử:
Như 2 trường phái khác biệt. Nếu như đồng hồ cơ thường mang đến giá trị về bộ máy và những trải nghiệm đẳng cấp thì đồng hồ điện tử lại tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho người dùng ở mọi độ tuổi.
●– – – Đồng hồ cơ: là dòng đồng hồ hoạt động nhờ nguồn năng lượng được cung cấp từ quá trình lên cót, thường có giá thành đắt hơn do sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền và chế tác đặc biệt, tinh xảo.
●– – – Đồng hồ điện tử: là dòng đồng hồ hoặc sử dụng năng lượng ánh sáng, hoặc năng lượng quartz để hoạt động nên có giá thành tương đối rẻ hơn. Đặc biệt, người dùng không cần lên cót và được trang bị rất nhiều tính năng.
Về ưu điểm
Đồng hồ cơ:
• Không cần thay pin mà đồng hồ vẫn hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian
• Được thiết kế đẹp mắt, sang trọng, nhất là dòng đồng hồ cơ lộ máy Open Heart hoặc Skeleton,…
Đồng hồ điện tử:
• Đồng hồ hoạt động tự động mà không cần những tác vụ thủ công hằng ngày như lên cót hoặc phơi sáng
• Có mức độ chính xác về mặt thời gian cao (±15 – 30s/tháng) và người dùng dường như không cần tùy chỉnh nhiều
• Được tích hợp rất nhiều tính năng, tiện ích độc đáo nhờ bộ xử lý mạnh mẽ chỉ có ở đồng hồ điện tử
Về nhược điểm
Đồng hồ cơ:
• Người dùng phải lên cót thường xuyên và mỗi ngày thì đồng hồ mới có thể hoạt động
• Mức độ chính xác về mặt thời gian không cao (± 15 – 30s/ngày), dễ đứng máy nếu không đủ cót
• Chi phí sửa chữa nhiều hơn những dòng đồng hồ khác và việc tìm kiếm linh kiện cũng khó hơn
Đồng hồ điện tử:
• Người dùng cần phải thay pin định kỳ (dao động khoảng từ 1 – 10 năm tùy từng sản phẩm)
• Đồng hồ dễ mất khả năng chống nước nếu thay pin đồng hồ thường xuyên và không đúng chỗ
Về giá thành
Đồng hồ cơ:
• Có giá bán cao hơn và thường dao động ở mức từ 2,5 triệu cho các sản phẩm đến từ Nhật Bản và hơn 10 triệu cho các sản phẩm đến từ Thụy Sỹ
• Chú trọng tối đa vào thiết kế, chất lượng và giá trị thương hiệu. Vì thế mà đồng hồ cơ thể hiện được đẳng cấp dành cho người đeo
Đồng hồ điện tử:
• Có giá bán rất rẻ, kể cả những thương hiệu uy tín và khách hàng bỏ ra vài trăm ngàn đồng là đã có thể sở hữu, riêng đồng hồ Thụy Sỹ sẽ có giá từ 4 triệu
• Đa dạng mẫu mã và khách hàng ở mọi độ tuổi đều sử dụng được, nhất là người chơi thể thao chuyên nghiệp, leo núi, bơi lội,… đều thích hợp
Những vấn đề khi sử dụng đồng hồ cơ
– Những nhược điểm trên đây cũng chính là vấn đề mà nhiều khách hàng đang gặp phải và phát sinh cân nhắc giữa việc, nên dùng đồng hồ cơ hay điện tử. Theo đó, nếu dùng đồng hồ cơ thì phải lên cót mỗi ngày.
●– – – Nhưng đa số đồng hồ cơ của các thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản (Orient, Citizen, Seiko,…) đến Thụy Sỹ (Tissot, Longines, Doxa,…) đều có thời gian trữ cót hơn 40 giờ, một số sản phẩm hơn 80 giờ (thuộc dòng Powermatic 80 của Tissot).
Vì thế, người dùng hầu như không cần lo lắng vì chỉ cần tích đủ cót trong ngày thì đồng hồ đã hoạt động đến ngày hôm sau. Nhất là cơ chế lên cót tự động sẽ giúp đồng hồ tự lên cót ngay trong quá trình đeo mà không cần những tác vụ thủ công.
●– – – Hoặc nếu quá bận rộn và không có thời gian đeo thì người dùng vẫn có thể kết hợp lên cót tay (nếu có) bằng việc vặn núm 15 – 20 vòng. Quá trình này rất nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian như bạn nghĩ.
Những vấn đề gặp phải khi sử dụng đồng hồ điện tử
Hiện tại, rắc rối lớn nhất khi sử dụng đồng hồ điện tử chính là thay pin định kỳ. Và theo khuyến cáo thì thay pin nhiều sẽ khiến đồng hồ có thể:
●– – – Tốn thêm chi phí
●– – – Mất khả năng chống nước như ban đầu
●– – – Dễ bị đánh tráo phụ kiện khi sửa chữa tại địa điểm không uy tín
●– – – Giảm tuổi thọ bộ máy nếu chọn pin không đảm bảo chất lượng,…
Đồng hồ mạ vàng có phải vàng thật không?
Nhiều người chọn đồng hồ đeo tay màu vàng bởi vì màu sắc vô cùng sang trọng của chúng. Nhưng cũng nhiều lo lắng, băn khoăn về chất lượng vàng được mạ trên đồng hồ, và không biết lớp mạ có dễ bị phai không?
LIỆU ĐỒNG HỒ MÀU VÀNG CÓ ĐƯỢC MẠ VÀNG THẬT?
Đồng hồ màu vàng có được mạ vàng thật hay không?
Đáp án là còn tùy vào thương hiệu mà bạn chọn. May mắn rằng, phần lớn các thương hiệu đồng hồ có tên tuổi, uy tín sẽ sử dụng vàng thật để mạ vàng cho đồng hồ.
-Tất nhiên, có vàng thật nhưng còn độ dày lớp vàng dùng để mạ như thế nào sẽ tùy thuộc vào “giá thành” của sản phẩm. Nhìn chung, phần lớn đồng hồ mạ vàng dưới 500 USD sẽ không chứa bao nhiêu vàng thật cả.
– Truy ngược về quá khức vài chục năm trước, với các công nghệ cũ, lớp vàng mạ dày khoảng 5 micromet (riêng đồng hồ Thụy Sĩ thường là 20 micromet trở lên). Hiện nay, với công nghệ PVD, lớp vàng chỉ dày khoảng 0.3 micromet mà thôi (micromet (µm), 1000 µm = 1 mm).
– Tuy rằng lớp vàng rất mỏng (tới mức không đáng kể) nhưng các công nghệ mạ hiện đại ngày nay (PVD) sẽ đảm bảo cho bạn màu vàng tương đối bền bỉ, lâu phai, không bị bong tróc, ố đen loang lổ, ít bị trầy xước hơn nhiều so với các công nghệ mạ cũ.
2 CÔNG NGHỆ MẠ VÀNG ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN: MẠ ĐIỆN VÀ PVD
Mạ Điện
Là công nghệ tạo lớp phủ vàng bằng công nghệ điện phân. Trong quá trình mạ điện, linh kiện cần mạ được gắn với cực âm (cathode), vàng được gắn với cực dương (anode) của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Dưới tác dụng lực tĩnh điện các phân tử kim loại mạ sẽ bị chuyển dời đến vật cần mạ, bám trên đó, đó là lớp mạ vàng.
• Độ dày lớp mạ điện từ 5-80 micromet (0.005- 0.08mm)
• Dễ bị trầy xước, bong lớp mạ
• Do lớp vàng dày nên lớp mạ thường làm mất đi độ sắc sảo của chi tiết nhỏ
• Hao mòn dần theo thời gian
• Màu sắc ít bị xỉn và không bị đen (nếu không bong tróc)
PVD
Là công nghệ tạo lớp phủ bằng công nghệ lắng hơi vật lý. Có nhiều công nghệ PVD nhưng được sử dụng chủ yếu trên đồng hồ là Evaporative deposition (lắng đọng bốc hơi). Trong đó, vàng được bốc hơi trong chân không , môi trường chân không cho phép hơi vàng bay trực tiếp đến linh kiện cần mạ rồi ngưng tụ lại trạng thái rắn.
• Độ dày lớp phủ từ 0.1-0.3 micromet (0.0001- 0.0003mm)
• Lớp mạ cứng, khó bị trầy xước
• Lớp mạ bám chắc, không bị bong tróc
• Lớp mạ cực mỏng nên vẫn giữ được độ sắc sảo của chi tiết nhỏ.
• Phai dần theo thời gian nhưng không bị hao mòn
• Màu sắc có xỉn sau khi dùng lâu nhưng không bị đen
Có thể bạn chưa biết:
– Trong phương pháp PVD, không chỉ có vàng được phủ lên linh kiện mà còn có cả lớp mạ lót, đó chính là điều cốt lõi đã tạo nên độ cứng cao và giữ màu vàng tuyệt vời của đồng hồ PVD vàng so với mạ điện.
– Vật liệu mạ lót sẽ tùy theo tông màu vàng, TiN (Titanium Nitride) cho vàng kim, TiCN (Titanium Carbon Nitride) cho vàng hồng. Cả hai hợp kim này đều không độc hại, được phép dùng trong cả lĩnh vực y tế nếu lớp phủ có độ dày dưới 5 micromet được cho phép.
VẬY ĐỒNG HỒ MÀU VÀNG KHÔNG DÙNG VÀNG ĐỂ MẠ THÌ MẠ BẰNG GÌ?
– Mạ vàng bằng phương pháp mạ điện và PVD thật ra đều rất đắt tiền, mạ điện đắt tiền bởi nguyên liệu, PVD đắt tiền bởi thiết bị thực hiện. Bù lại, chúng cho chất lượng rất cao.
– Tuy nhiên, nếu một chiếc đồng hồ dùng phương pháp mạ điện kém chất lượng, xi hóa chất mà lớp mạ cũng không phải vàng thật thì đúng là một thảm họa. Thậm chí, phương pháp phun sơn cũng được tận dụng. Chúng không chỉ bị bong tróc mà còn bị ố đen theo thời gian, tồn dư hóa chất độc hại.
– Đơn giản mà nói, tất cả sản phẩm này đều là hàng rẻ tiền, các hóa chất sau mạ không được tẩy trừ sạch sẽ, linh kiện được mạ màu không được làm bằng thép không gỉ, thiết bị chất lượng kém thô sơ dẫn đến chất lượng lớp mạ cũng kém. Dùng khoảng vài tháng là lớp mạ nứt nẻ, bong tróc nham nhở.
– Lại trở về giải đáp vấn đề chính, nếu đồng hồ “màu vàng” không dùng vàng để mạ thì mạ bằng gì? Câu trả lời đó là mạ đồng thau, đồng và các loại hợp kim đồng khác để tạo ra nhiều “sắc thái” mô phỏng hợp kim vàng thật. Và nếu màu vàng được tạo ra bằng sơn, thành phần của nó sẽ là nhựa và màu.
LỜI KẾT
– Phần lớn các thương hiệu đồng hồ có uy tín, tên tuổi ngày nay đều sử dụng công nghệ PVD (hiện đại, không độc hại, thân thiện môi trường) trên nền linh kiện bằng thép không gỉ để mang đến màu vàng lâu phai và không bị bong tróc, dùng lâu có thể bị tối màu nhưng không bị đen hoặc gỉ.
– Tuy rằng lớp phủ màu vàng tạo ra bởi công nghệ hiện đại này thực chất không chứa bao nhiêu vàng nhưng chất lượng của chúng rất cao. Chỉ cần tránh các va quẹt mạnh làm lộ kim loại nền, tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm thì màu sắc có thể lưu giữ trên dưới 10 năm. Bạn có thể an tâm khi sử dụng.
– Cuối cùng, đồng hồ PVD vàng hàng hiệu ngày nay giá chỉ tầm 500.000 trở lên mà thôi, bạn nhớ tránh đi những chiếc đồng hồ màu vàng rẻ tiền nhé, công nghệ mạ rẻ tiền không chỉ mang đến chất lượng kém mà còn lưu giữ hóa chất mạ độc hại cho da.
Tất tật về đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ máy cơ là gì? Đó là những chiếc đồng hồ hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí, không dính dáng gì đến điện tử. Đồng hồ cơ sử dụng nguồn năng lượng cơ do dây cót sinh ra, bảo vệ môi trường, tuổi thọ gần như vĩnh cửu, là thứ xứng đáng để đam mê và khao khát từ hàng trăm năm qua.
Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.
Còn đồng hồ máy cơ là gì? Đồng hồ máy cơ là cách gọi khác của đồng hồ cơ. Trong tiếng Anh, đồng hồ cơ được gọi là Mechanical Watch, bộ máy cơ được gọi là Mechanical Watch Movement.
Vậy có bao nhiêu loại đồng hồ cơ? Về cơ bản, có 2 loại đồng hồ cơ (được phân biệt qua cơ chế bộ máy) là: đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand Winding/ Hand-Wound/Manual Wind) và đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic/Self-Winding).
CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠ
– Lịch sử của đồng hồ cơ bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15, trong các loại đồng hồ to lớn cồng kềnh lắp trong các cung điện, càng về sau kích cỡ càng thu gọn lại. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì đã gần hoàn thiện như ngày nay.
– Thế kỷ 20 cũng là thời điểm đánh dấu thời đại của đồng hồ đeo tay, bộ máy nhỏ hơn, mỏng hơn, phát triển cơ chế tự động lên dây. Kèm theo sự bùng nổ dữ dội của đồng hồ cơ đeo tay, khả năng chịu nước, chịu sốc, kính chịu nứt vỡ, vỏ chống gỉ … cũng nhanh chóng tốt hơn.
-Quay lại với đồng hồ cơ, chúng gồm phần vỏ đồng hồ và phần máy cơ. Tất nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về bộ máy, đó là thứ chính yếu tạo ra sự khác biệt giữa đồng hồ cơ với đồng hồ pin (đồng hồ thạch anh/đồng hồ quartz).
CẤU TẠO VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐỒNG HỒ CƠ
✧ Cấu tạo của máy đồng hồ cơ rất phức tạp nhưng về cơ bản thì hầu như tất cả các loại máy đồng hồ cơ sẽ có những linh kiện chính yếu và hoạt động như sau:
1– Dây Cót: tiếp nhận năng lượng (do tay lên dây cót hoặc bánh đà tự động lên dây khi đeo) và tích trữ năng lượng, năng lượng tích trữ trong cót sẽ chuyển dần đến các bánh răng truyền động và bánh răng truyền động sẽ chuyển đến các bộ phận khác.
2– Các Bánh Răng Truyền Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ cót đến các bộ phận khác.
3– Bộ Hồi: nhóm linh kiện tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động chuyển đến Bộ Dao Động và tiếp nhận năng lượng đã được phân bổ đều đặn trả về từ Bộ Dao Động để truyền cho Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây. Các linh kiện chính gồm Ngựa, Bánh Xe Gai,…
4– Bộ Dao Động: nhóm linh kiện chịu trách nhiệm điều tiết (chia đều năng lượng “vô trật tự” từ cót thành “lượng vừa đủ”) để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của giây. Các linh kiện chính gồm: Bánh Lắc, Dây Tóc…
5– Nhóm Bánh Răng Giờ Phút Giây (và nhiều bánh răng chức năng khác): các linh kiện nhận năng lượng đã được chia thành các phần “đều nhau” từ Hồi và chuyển động “đều đặn”, năng lượng truyền dần từ Bánh Răng Giây đến Bánh Răng Phút rồi tới Bánh Răng Giờ,… từ đó ta có được Giờ, Phút, Giây, Lịch…
MỘT SỐ CÁC LINH KIỆN MÁY CƠ CÒN LẠI
Khung nền, cầu: linh kiện có tác dụng như khung nẹp, hộp cố định lại các linh kiện khác.
Các linh kiện hỗ trợ như: Chân Kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, … tùy theo tính năng. Chúng có thể cung cấp các tính năng hỗ trợ cho các linh kiện khác như chống ma sát, neo giữ, trượt, …
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐỒNG HỒ CƠ
– Khi đề cập đến đồng hồ cơ, người ta thường chỉ hiểu rằng đó là đồng hồ đeo tay máy cơ, hiếm khi chỉ đồng hồ bỏ túi máy cơ và gần như không bao giờ nói về các loại đồng hồ để bàn, đồng hồ tủ, đồng hồ treo tường … máy cơ.
– Đồng hồ cơ đeo tay hiện nay được chia làm 2 loại chính (dựa trên máy) gồm: Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic (tự động lên dây khi đeo). Đồng hồ lên dây cót bằng tay yêu cầu phải vặn núm 15-20 vòng mỗi ngày để lên dây cót; Đồng hồ Automatic khi đeo hơn 8 tiếng ngày sẽ tự sinh ra đủ năng lượng chạy khoảng 1 ngày.
– Đối với các loại đồng hồ Nắp Đáy có lộ máy, có thể phân biệt Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic bằng các tìm Bánh Đà (Bánh Bán Nguyệt hoặc Góc Tư), khi lắc nhẹ đồng hồ Bánh Đà sẽ xoay, đó là Đồng hồ Automatic. Nếu không có Bánh Đà, đó là Đồng hồ lên dây cót bằng tay.
-Bản thân Đồng hồ Automatic còn được chia nhỏ thành 2 loại nữa đó là: Tự Động (chỉ đeo mới chạy) và Bán Tự Động (đeo hoặc lên dây thủ công đều chạy). Hiện nay, trên thị trường hầu hết Đồng hồ Automatic đều là “Bán Tự Động”.
CÁC ĐẶC ĐIỂM, TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA ĐỒNG HỒ CƠ
– Nhìn chung, đặc điểm nhận dạng của đồng hồ cơ như sau: kim trôi (kim chạy như lướt chứ không nhích từng nấc); áp tai vào mặt đồng hồ sẽ nghe thấy tiếng tick toc đều đặn, nhiều mẫu cho thấy máy cơ ở mặt đáy hoặc là cả mặt số, hoàn toàn không cần thay pin.
-Thời gian hoạt động sau khi đầy cót (Thời Gian Trữ Cót – Power Reserve) trung bình của phần lớn đồng hồ cơ khoảng 40 giờ, mẫu cao cấp có thể từ 80 giờ đến cả tháng. Hết thời gian này nếu không được đeo/lên dây, đồng hồ sẽ đứng máy. Đồng hồ càng đầy cót thì càng chạy chính xác.
-Sản phẩm của tên tuổi có uy tín thường có sai số nằm trong khoảng -20 đến +40 giây mỗi ngày. Đồng hồ càng đắt tiền thì sai số hầu như sẽ nhỏ, nếu đạt tiêu chuẩn độ chính xác cao (Chronometer) hoặc tinh chỉnh công phu có thể sẽ sai chỉ vài ba giây mỗi ngày.
– Phần lớn linh kiện máy cơ được làm từ kim loại, trong đó, một số linh kiện kim loại sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi từ trường. Bởi thế, chúng ta nên giữ cho đồng hồ cơ tuyệt đối tránh xa khỏi các nguồn từ trường mạnh như nam châm, loa, thiết bị điện tử, thiết bị y tế… nếu không đồng hồ sẽ chạy sai “khủng khiếp” (Xem thêm: ► cách phòng tránh đồng hồ bị nhiễm từ).
-Do được tổ hợp từ rất nhiều linh kiện nhỏ bé, đồng hồ cơ cũng rất nhạy cảm trước các cú sốc, rung lắc mạnh liên tục. Tốt nhất, bạn không nên đeo đồng hồ khi dùng cưa điện, búa khoan, … và giữ cho chúng không bị va đập, rơi rớt.
-Cuối cùng, bởi vì được làm từ kim loại, vật chất có tính vĩnh cửu nếu được giữ gìn và bảo dưỡng kỹ, đồng hồ cơ là thứ có thể tồn tại rất lâu dài, truyền đời cho con cháu nhiều thế hệ
CÁCH LÊN DÂY CÓT ĐỒNG HỒ CƠ
– Đối với Đồng hồ lên dây cót bằng tay và Đồng hồ Automatic có tính năng lên dây thủ công: vặn núm chỉnh khi nó đang đóng kín theo chiều kim đồng hồ 15-20 vòng mỗi ngày hoặc vặn cho đến khi thấy chặt/nghe tiếng rẹt rẹt thì ngừng.
-Đối với tất cả Đồng hồ Automatic: đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Đeo càng nhiều giờ càng tốt, Đồng hồ Automatic đều có cơ chế trượt chống căng đứt cót nên bạn không cần phải lo về vấn đề này.
LỜI KẾT: ĐỒNG HỒ CƠ, NHỮNG CỖ MÁY THÚ VỊ ĐẬM CHẤT CHƠI
– Cách hoạt động thuần chất cơ khí 100% của đồng hồ đã có từ hàng trăm năm trước, đo đạc thời gian kiểu truyền thống, vì thế nên cực hạn độ chính xác, sự tiện dụng của chúng không thể nào được như đồng hồ hiện đại (đồng hồ pin, đồng hồ thông minh).
– Nhưng chính bởi từ linh hồn cho đến thể xác đều thuần chất cơ khí của đồng hồ cơ mới là điều khiến nó được biết bao nhiêu thế hệ say mê. Dù là cơ chế đơn giản hay phức tạp, chỉ cần là đồng hồ cơ, chúng ta đều có thể cảm nhận được cái gọi là sự tinh vi của các chuyển động nhịp nhàng, đồng điệu, đều đặn.