Những Lý Do Khiến Đồng Hồ Đeo Tay Nhanh Hỏng
Đồng Hồ

Những Lý Do Khiến Đồng Hồ Đeo Tay Nhanh Hỏng

Yêu đồng hồ muốn sở hữu cho riêng mình một chiếc đồng hồ đeo tay riêng biệt nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc, bảo quản đồng hồ của mình một cách tốt nhất.

Muốn đồng hồ luôn được tốt và sử dụng được lâu thì có khá nhiều điều mà các bạn cần lưu ý khi sử dụng chiếc đồng hồ đó.

Cứu sống đồng hồ thì khó nhưng giết chết đồng hồ lại vô cùng dễ. Bởi vậy bạn luôn cần phải sử dụng chiếc đồng hồ một cách an toàn nhất, có đầy đủ kiến thức để đồng hồ ít bị hư hỏng, tránh va đập, tránh nhiệt độ bất thường, từ trường mạnh, thay pin đúng hạn,…

Trong bài viết này tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những lý do khiến chiếc đồng hồ của bạn dễ bị hỏng để các bạn tránh mắc phải những sai lầm.

Lên Dây Cót, Điều Chỉnh Đồng Hồ Khi Đang Đeo

Nhiều người sợ mất công tháo đồng hồ ra nên cứ vừa đeo trên tay vừa lên dây cót hoặc điều chỉnh thời gian. Mặc dù nó không có vẻ gì là gây nguy hại vì bạn vẫn lên dây cót tốt, điều chỉnh thời gian chính xác nhưng mối nguy hiểm nhỏ đã tích tụ và mối nguy hiển lớn đã tiềm tàng nếu cứ tiếp tục.

Mối nguy hiểm nhỏ tích tụ chính là góc độ vặn núm, điều chỉnh không đúng góc độ khiến núm bị cong vênh dần theo thói quen tư thế của bạn đến một ngày nào đó nó cong ra mặt thì xem như bạn đã giết chết đồng hồ một cách chậm rãi.

Mối nguy hiểm lớn tiềm tàng đó chính là các tư thế kéo núm, vặn núm đi đang đeo cực dễ khiến cho núm bị kéo ra ngoài, đặc biệt là khi bạn vừa di chuyển vừa vặn/kéo núm, rất có khả năng bạn sẽ kéo núm “lố” hoặc vặn dây cót quá đà.

DÙNG LOẠN CHỨC NĂNG CÙNG LÚC

Khi chưa biết sử dụng các chức năng, những “người mới” thường hay mò mẫm nghiên cứu và không ít trường hợp phải đem đến nơi bảo hành sửa chữa vì vọc quá làm hỏng đồng hồ. Rất nhiều trường hợp trong số đó là dùng loạn chức năng các mẫu đồng hồ đa năng.

Bạn đừng bao giờ vừa kéo núm điều chỉnh, vừa bấm các loại nút khác (trong đồng hồ kim) hoặc điều chỉnh, bấm loạn các chế độ (trong đồng hồ số). Có khi đồng hồ đứng, lỗi một chút rồi chạy lại bình thường nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể tiếp tục chịu đựng việc bạn cứ mãi làm nó loạn não đâu đấy.

Hãy nhớ, hạn chế để các nút của đồng hồ bị cấn khi đeo, cất giữ, không biết dùng chức năng thì hãy xem hướng dẫn sử dụng kèm theo hoặc liên hệ với trung tâm dịch vụ chính hãng, nơi bán đồng hồ chứ đừng làm vọc sĩ nhé.

ĐEO ĐỒNG HỒ KHI ĐANG HOẠT ĐỘNG MẠNH

Trừ đồng hồ số (đồng hồ điện tử có mặt hiển thị LCD, LED…), các mẫu đồng hồ được thiết kế cho thể thao thì các loại đồng hồ thông thường đều khá nhay cảm với các hoạt động mạnh. Vung tay quá đà khi chơi thể thao, dùng máy cưa, máy khoan, … để đồng hồ gặp rung lắc mạnh đều khiến cơ chế bị ảnh hưởng.

Nhất thời, thỉnh thoảng thì không sao, cùng lắm là sai số nhiều hơn một ít nhưng tiếp diễn liên tục trong thời gian dài thì đồng hồ chết chỉ là vấn đề sớm hay không sớm. Đặc biệt là các loại đồng hồ cơ vốn có tiếng là chịu chấn động kém.

Hãy cân nhắc về thói quen sinh hoạt, các môn thể thao, việc làm của mình mà chọn đồng hồ hoặc sử dụng đồng hồ phù hợp nhé.

Lơ Là Khi Kính Bị Nứt Vỡ, Núm Điều Chỉnh, Nút Bấm Bị Cong Vênh

Kính nứt, núm điều chỉnh nút bấm bị cong vênh, nắp lưng hở, … bất kỳ sự biến dạng bề ngoài nào của mặt đồng hồ đều sẽ khiến đồng hồ của bạn bị bụi, ẩm xâm nhập. Khi không có sự cố bất ngờ, đồng hồ của bạn sẽ từ từ gỉ sét, chạy sai còn khi có sự cố bất ngờ (đổ nước, gặp mưa…) thì nó rất có khả năng lăn đùng ra chết.

Không phải chỉ có đồng hồ đắt tiền mới dùng bền, không phải cứ đồng hồ đắt tiền là có thể bền, chỉ cần bạn có thói quen tốt và tuân thủ những gì được dặn dò thì đồng hồ nào cũng có thể dùng lâu.

Hãy Cải Thiện Các Thói Quen Giết Đồng Hồ Của Chính Bạn.

 

Post Comment