Waterproof là gì? Water Reset là gì? Nhiều người đang lầm tưởng ý nghĩa thật sự của Waterproof trong đồng hồ. Việc hiểu đúng, am hiểu về những thuật ngữ của đồng hồ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc sử dụng chúng. Với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một kiến thức mới Waterproof và ý nghĩa về khả năng chống nước thật sự của Waterproof trong đồng hồ.
Tóm Tắt Nội Dung
Waterproof là gì ?
Không hề tồn tại chiếc đồng hồ không thấm nước, mà chỉ tồn tại những chiếc đồng hồ có giới hạn về áp lực chịu nước và nếu vượt ra ngoài áp lực đó thì đồng hồ sẽ bị nước vào. Thuật ngữ Waterproof là khái niệm để chỉ một chiếc đồng hồ không bao giờ bị rò rỉ trong bất kì điều kiện nào, hiện nay nhiều thương hiệu đồng hồ đều khao khát và chinh phục giới hạn độ sâu.
Waterproof là thuật ngữ thường được sử dụng trong những chiếc đồng hồ lặn. Trên thực tế rất ít đồng hồ có in những dòng chữ Waterproof nhằm hiển thị khả năng chịu nước. Thay vào đó là Water Resistant, kí hiệu là WR.
Thiết kế của những chiếc đồng hồ Waterproof sẽ đặc biệt và có vóng dáng khác với bình thường. Mức chống nước tối thiếu của chúng lên tới 200M. Thiết kế đặc trưng là núm vặn được thiết kế vặn ren và có hai tai được làm để bảo vệ núm vặn và nhấn, bộ vỏ to và có kích thước lớn, nắp sau được vặn ren có gia cố chống nước, vóc dáng to lớn và có độ dày. Ngoài ra chúng còn được trang bị hàng loại tính năng và thiết kế khác tùy vào hãng sản xuất.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng chống chịu nước của đồng hồ
Đồng hồ có khả năng chống chịu nước tốt, nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, một số nguyên nhân trong quá trình sử dụng đồng hồ hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống chịu nước của đồng hồ như:
Đồng hồ chịu tác động của ngoại lực: những cú va đập, hay va chạm nhẹ cũng có thể ảnh hưởng tới đồng hồ, gây ra những tổn hại và đặc biệt chính là làm giảm sự gắn kết giữa các chi tiết trong đồng hồ, làm giảm khả năng chống nước đáng kể.
Hiệu chỉnh đồng hồ khi đang dưới nước: đây là một điều tối kỵ đối với đồng hồ có khả năng chịu nước. Việc vặn núm điều chỉnh khi ở dưới nước cũng giống như chúng ta đang mở một van nước để cho nước chàn vào đồng hồ. Vì thế đây là việc tối kỵ khi sử dụng đồng hồ.
Tác động của nhiệt độ: khả năng chống chịu nước của đồng hồ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Bởi khi nhiệt độ lên cao quá hay thấp quá, sẽ dẫn đến sự không thích nghi kịp, gây ảnh hưởng đến bộ máy và lớp vỏ chống nước của đồng hồ.
Sử dụng khi bơi ở biển: Chúng ta thường đeo đồng hồ khi đi tắm biển và nghĩ đồng hồ sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng trong nước biển có muối. Muối sẽ ăn mòn kim loại nên khi ngâm lâu, lớp áo giáp chống chịu nước của đồng hồ sẽ bị hư hỏng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu nước của đồng hồ.
Tiếp xúc với hóa chất: Không nên đeo đồng hồ khi rửa bát hay là giặt quần áo. Bởi các hóa chất đấy sẽ ngấm và thấm vào đồng hồ, gây ảnh hưởng đến bộ máy, biến dạng hư hỏng phần ron cao su chống nước.
Phân biệt Waterproof, Water Resistance/ Water Resistant
Có thể nói, những thuật ngữ này có ý nghĩa khá giống nhau, nhưng khi sử dụng và cấu tạo của chúng hoàn toàn khác nhau. Cần hiểu đúng về 2 khái niệm này.
Water Resistant hay Water Resistance có nghĩa là kháng nước, nghĩa là thiết bị có thể có khả năng kháng chịu nước nhưng không chống thấm nước hoàn toàn 100%. Đây là cấp độ chống nước thấp nhất cho các thiết bị đồng hồ điện tử. Thường chúng được in ở mặt sau của đồng hồ hoặc trên mặt đồng hồ. Thông thường sẽ là 3ATM, 5ATM, 10ATM hoặc 20ATM, cao hơn nữa là đồng hồ lặn.
Còn Waterproof có khả năng chống thấm nước. Chính là những chiếc đồng hồ từ 20ATM trở lên, được sử dụng cho thợ lặn.
Ngày nay, người ta thường sử dụng Water Resistant hơn là Waterproof. Bởi Waterproof mang nghĩa là không thấm nước, gây hiểu lầm cho người sử dụng là dòng hồ không thấm nước. Thay vào đó đa số đồng hồ hiện nay đều sử dụng từ Water Resistant bởi chúng có ý nghĩa thực tế, gần gũi và dễ hiểu đối với người sử dụng là đồng hồ có thể chịu nước. Sử dụng Water Resistant sẽ chính xác và tường minh hơn.
Một số khả năng chống chịu nước của đồng hồ
Nước được xem như là kẻ thủ lớn nhất của một chiếc đồng hồ, nếu chúng ta sử dụng chúng khi đi chơi thể thao hay dưới nước thì cần phải kiểm tra xem chiếc đồng hồ có giới hạn nước là bao nhiêu. Vỏ đồng hồ có thể to và gồ ghề, nhưng bộ máy bên trong lại hoàn toàn tinh xảo và nhỏ bé, dưới đây là một số mức độ chịu nước của đồng như:
Water Resistant 30M: hay còn được kí hiệu trên đồng hồ là WR 30M, WR 30ATM: đây là mức độ chịu nước thông thường, sử dụng khi rửa tay, đi mưa nhỏ hay rửa xe.
Water Resistant 50M: đồng hồ chịu được áp suất nước tới 50 mét. Sử dụng khi trời mưa, khi tắm nhưng không thể sử dụng khi bơi và lặn.
Water Resistant 100M: đây cũng có thể coi là mức độ chống chịu nước lớn của đồng hồ, chúng ta có thể sử dụng đồng hồ khi bơi, lặn sông, nhưng không thể sử dụng khi lặn sâu.
Water Resistant 200M: đây là mức độ chống chịu nước lớn nhất của đồng hồ thông thường, áp xuất đồng hồ có thể chịu được là 200 mét. Chúng ta có thể sử dụng chúng khi rửa tay, bơm xe, bơi lội, lặn sông, thợ lặn không chuyên sử dụng ống thở..